Những năm gần đây, “kỹ năng sống cho trẻ” được các bậc phụ huynh quan tâm hơn. Nếu trước đây khi nhắc đến điều này, nhiều ba mẹ cho rằng việc phát triển kỹ năng cho các con chỉ nên giới hạn trong lĩnh vực học thuật và, tối đa, một số môn thể thao thì ngày nay, các nhà hoạt động giáo dục trên thế giới đã khám phá ra sức mạnh của việc truyền đạt các kỹ năng chuyên sâu cho trẻ em ở mọi lứa tuổi. Điều này bao gồm kỹ năng kỹ thuật, như lập trình, kỹ năng xã hội, như giao tiếp và làm việc nhóm, và kỹ năng nhận thức cao cấp, như giải quyết vấn đề và phân tích.

Dưới đây là: Top 5 kĩ năng trẻ cần học để đón đầu xu hướng công nghệ số.

Kỹ năng cho trẻ em.

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Ba mẹ thường đánh giá thấp kỹ năng này, cho rằng năng lực giải quyết vấn đề sẽ tăng dần theo độ tuổi bé lớn khôn. Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng, ai cũng sẽ giải quyết được vấn đề nhưng để giải quyết triệt để và tối ưu nhất thì không phải ai cũng làm được. Tưởng chừng điều này đơn giản, nhưng đó là một quá trình phức tạp của tâm trí bao gồm trí tuệ, kiên nhẫn và tính thực tế.

Nếu kỹ năng này được phát triển từ sớm, con sẽ hình thành thói quen tự đặt câu hỏi cho bản thân, kiên nhẫn và mày mò đi tìm câu trả lời. Chính thói quen và kĩ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bé tiết kiệm thời gian và học tập đạt hiệu quả cao hơn.  

Các bài tập cơ bản giúp con nâng cao năng lực giải quyết vấn đề có thể là trò chơi trí tuệ, game, và xây dựng dự án. Tuy nhiên, việc cha mẹ tạo cơ hội cho trẻ em tiếp xúc với trí tuệ nhân tạo và nền tảng lập trình, robot hay các hình thức truyền thông kỹ thuật số khác đang chứng minh rằng nó giúp trẻ em học cách giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến công việc, giải trí và tình huống xã hội một cách thực tế. 

2. Dòng chảy “deep-flow” 

Đây là thuật ngữ ám chỉ khi con người rơi vào trạng thái “tập trung cao độ”, hiệu suất học tập và công việc được nâng lên gấp 10 lần. Trẻ em rất dễ bị mất tập trung bởi môi trường xung quanh, đặc biệt là các bạn nhỏ từ 5 – 10 tuổi. Đây là thời điểm vàng trẻ học được nhiều thứ nhất và cũng là giai đoạn quan trọng giúp con nhận thức vạn vật trong cuộc sống. 

Tuy là thời điểm học nhanh nhất nhưng đây cũng là lúc các bé dễ bị quá tải thông tin. Điều này khiến cho việc tập trung vào công việc đang làm trở nên khó khăn đối với trẻ nhỏ. Thay vì thúc ép trẻ học thì cha mẹ có thể cho con tham gia các lớp ngoại khoá hay những bộ môn rèn tính tập trung cao như chơi cơ, lắp ghép robot, lập trình,…  Rèn luyện sự tập trung sẽ giúp trẻ học tốt hơn và đạt kết quả cao hơn trong lớp học và kỳ thi.

Một môi trường khoẻ mạnh sẽ luôn khuyến khích học sinh đặt câu hỏi. Nhưng cách chúng ta trả lời để kích thích sự tò mò của con mới là điều quan trọng. Thay vì cung cấp câu trả lời trực tiếp, hãy khiến trẻ nghĩ về việc một câu trả lời có thể là gì, bằng cách thảo luận chi tiết về câu hỏi của con. 

3. Tính linh hoạt:

Khi COVID bùng phát, rất nhiều doanh nghiệp chấp nhận phá sản bởi họ không chịu thay đổi để thích nghi với tình hình dịch bệnh. Thế nhưng ngay tại thời điểm nền kinh tế diễn biễn phức tạp và đầy khó khăn ấy, thì rất nhiều công ty lại chuyển mình đầy ngoạn mục. Tất cả đều là nhờ tính linh hoạt. 

Không chỉ với ngừoi lớn mà trẻ em cũng cần rèn luyện sự linh hoạt, thích nghi với sự thay đổi là cách tốt nhất giúp các con không rơi vào trạng thái bị động. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng với các quy tắc cứng nhắc và không có chỗ cho sự sáng tạo hoặc ý tưởng độc đáo thường sẽ gặp khó khăn khi trưởng thành.

Thay vì không cho con mình tiếp xúc với thiết bị điện tử khi còn sớm do lo ngại những tác động tiêu cực thì cha mẹ hãy đồng hành và dạy con sử dụng đồ điện tử có chủ đích, tích cực. Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong sự hình thành và phát triển tư duy của bé trong thời đại công nghệ. 

4. Kỹ năng giao tiếp 

Việc hiểu biết và sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả không chỉ giúp trẻ truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp thu kiến thức. Thông qua giao tiếp, trẻ em có cơ hội chia sẻ ý kiến, hỏi đáp và tương tác với giáo viên và bạn bè, tạo nên môi trường học tập tích cực. Kỹ năng này cũng giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tốt với người khác, phát triển lòng tin vào bản thân và khả năng làm việc nhóm, đồng thời hỗ trợ sự phát triển toàn diện trong lĩnh vực xã hội và tinh thần. 

5. Kỹ Năng kỹ Thuật

Việc các bé nắm vững những kỹ năng như sử dụng máy tính, tìm kiếm thông tin trực tuyến, và làm việc với các ứng dụng và phần mềm giáo dục giúp con tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả. Đồng thời, kỹ năng này còn tạo nền tảng cho sự tự chủ và tự quản lý học tập. Trẻ em có khả năng sử dụng công nghệ thông tin một cách thành thạo sẽ dễ dàng thích nghi với môi trường học tập ngày nay, đồng thời phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề, làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện trong tương lai.  

Chương trình học Công nghệ – Lập trình – Robotic – Thiết kế đồ hoạ tại EDS được biên soạn hội tụ đủ những kĩ năng cần thiết cho các bé trong thế kỷ 21 này. Không chỉ giúp các con sử dụng thiết bị điện tử một cách lành mạnh mà hơn cả là kiến thức công nghệ trong thời đại số hoá hiện nay. 

 

    Đăng ký tại đây




    CAPTCHA ImageChange Image


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *