Vào năm 2022, Nam Long đã gây bão mạng xã hội khi chỉ mới học lớp 4 đã có 3 năm kinh nghiệm lập trình Scratch, Python và C#Unity và nhận thư mời thực tập từ 6 công ty game hàng đầu Việt Nam.
Đằng sau thành tích nổi bật của Nam Long chính là nền tảng giáo dục hiện đại của bố Nguyễn Bình Nam, hiện là giám đốc công ty tư vấn giải pháp chuyển đổi số tại thành phố Hồ Chí Minh. Anh cho biết phương pháp giáo dục của anh là nhờ tư duy lập trình mà anh có được.
Với mỗi câu hỏi Nam Long đặt ra, anh đều không đưa câu trả lời cho con ngay lập tức. Trái với nhiều phụ huynh, anh Nam luôn khơi gợi trí tò mò của con bằng cách đặt câu hỏi ngược lại khiến con phải suy nghĩ và tìm tòi câu trả lời.
“Nam Long là một cậu bé thích đặt đặt câu hỏi, bé hỏi tôi một ngày cả trăm câu ở tất cả các mảng lĩnh vực. Nhưng thay vì trả lời hết các câu hỏi của bé thì tôi sẽ tạo thói quen cho bé tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
Khi con hỏi mình ‘Ba ơi cái này làm như thế nào ạ?’ thì tôi sẽ hỏi ngược lại ‘Con đã nghĩ đến giải pháp là gì chưa?’, đợi con suy ngẫm và tìm hiểu thì tôi sẽ chỉ cho con phương án 1 hay phương án 2 đúng chứ tôi sẽ không đưa đáp án cho con luôn”, anh Nam cho biết.
1. Vậy tư duy lập trình, cụ thể là gì?
Tư duy lập trình là khả năng tiếp cận, phân tích và giải quyết vấn đề theo cách mà một lập trình viên thường làm. Điều này bao gồm một loạt các kỹ năng tư duy logic và khả năng tổ chức, xử lí dữ liệu thông tin khác.
2. Khoá học lập trình – Robotics tại EDS áp dụng tư duy lập trình cho các bé như thế nào?
Khi con có tư duy lập trình, những khía cạnh khác của con cũng sẽ được phát triển theo, ví dụ như trong lớp lắp ghép Robotics của trường đào tạo số sớm (EDS)
2.1. Tư duy logic
Khi thầy cô giao cho con một bài tập gồm một sản phẩm hoàn chỉnh. Con sẽ học cách phân tích và bóc tách ra thành những phần nhỏ hơn và tìm ra hướng giải quyết cho từng phần.
2.2. Kỹ năng tổ chức, xử lý dữ liệu thông tin
Sau khi bóc tách ra thành từng phần, con sẽ ghi nhớ và hệ thống hoá lại thứ tự sắp xếp, lắp ghép các thành phần nhỏ dưới sự hướng dẫn của thầy dạy. Con sẽ nhận biết hình dạng vật thể, tên gọi chính xác và các chức năng cơ bản của chúng.
2.3. Sự sáng tạo
Trong khoá học lập trình hay lắp ghép Robotics tại EDS, các thầy cô luôn khuyến khích khả năng sáng tạo bằng cách thử thách con với nhiều câu hỏi hay bài toán.
Ví dụ trong khoá Robotics này của EDS, thầy sẽ đưa ra đề bài lắp ghép một chiếc xe tải (không có mẫu sẵn), sau khi học về hình dạng, tên gọi, chức năng của các linh kiện, con sẽ áp dụng và thoả sức sáng tạo với chiếc xe tải của mình.
(Rèn tư duy lập trình cho con trong buổi trải nghiệm khoá học Robotics)
2.4. Sự tự tin và khả năng thuyết trình
Sau khi hoàn thành xong chiếc xe tải cho riêng mình, các bé đều sẽ thuyết trình về sản phẩm đó. Lúc này, các thầy giáo sẽ liên tục đặt cho con nhiều câu hỏi kích thích trí thông minh và khả năng phản xạ cho con.
2.5. Tư duy tìm ra lỗi sai (debug)
Trong quá trình sử dụng mã lệnh để sản phẩm Robot hoạt động, con sẽ dễ dàng đặt các thao tác lệnh sai vị trí. Lúc này, điều con cần là kỹ năng tìm ra lỗi sai và sắp xếp lại một cách logic theo đúng trình tự hoạt động của sản phẩm.
2.6. Sự kiên trì và tỉ mẩn.
Sự kiên trì và tỉ mẩn không chỉ được rèn luyện trong quá trình tìm lỗi sai mà còn trong quá trình con lắp ghép các khối lego với nhau. Mỗi phần linh kiện lắp ghép đều trải dài kích thước từ to đến nhỏ, điều này sẽ giúp con tăng sự tỉ mỉ và khả năng linh hoạt giữa các ngón tay.
Như vậy có thể thấy, tư duy lập trình quan trọng và hữu ích với con thế nào. Nhất là trong thời kỳ kỉ nguyên số hoá 4.0 hiện nay, khi mà các công ty doanh nghiệp đang chạy đua với chuyển đổi số và phát triển công nghệ thì các kỹ năng và kiến thức liên quan càng được chú trọng để bắt nhịp thời đại.
Tìm hiểu thêm: Khoá học lập trình tại EDS.
Tìm hiểu thêm: Khoá học Robotics tại EDS.
TRANG BỊ TƯ DUY LẬP TRÌNH CHO CON NGAY HÔM NAY.
Pingback: Top 5 ngôn ngữ lập trình phù hợp với trẻ từ 5 - 10 tuổi. - Early Digital School