NGUYỄN GIA LINH

Giải nhất cuộc thi Olympic Lập Trình Việt Nam 2023

  • Em rất thích làm Robotic từ các khối mô hình vì mỗi ngày sẽ tạo ra một cái mới, một thử thách mới và không lặp đi lặp lại nhàm chán.

Khả năng sáng tạo vô tận

Nguyễn Gia Linh, 7 tuổi ở Hà Nội, chập chững học những khái niệm đầu tiên về lập trình như vòng lặp, điều kiện, biến số.

Khoảng gần một năm nay, ngoài học chính khoá ở trường, Gia Linh học lập trình một buổi mỗi tuần vào tối chủ nhật ở một trung tâm trên phố Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân. Không phải những đoạn mã dài chi chít, khô khan mà cô bé được tiếp cận những khái niệm cơ bản về lập trình qua những khối lệnh kéo thả, thao tác dễ với những nhân vật trực quan ngộ nghĩnh.

Lớp học tràn đầy niềm vui của Gia Linh và các bạn

Học rồi thích thú, mỗi ngày cô bé dành hơn một tiếng để lập trình các trò chơi. Sáng tạo của Gia Linh khiến cả nhà bất ngờ. Được sự ủng hộ của bố mẹ, Linh theo học tại EDS 6 tháng và đạt được những thành tích đáng nể so với lứa tuổi của em. Ước mơ của Linh là trở thành một lập trình viên và thành lập một công ty công nghệ nổi tiếng.

Chị Phương Nhung, mẹ của Gia Linh, làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đã dành thêm thời gian gợi ý hướng dẫn, động viên con phát triển các ý tưởng. Chị nhận thấy con gái kiên trì, tỉ mỉ và thể hiện tư duy logic hơn sau một thời gian tìm đến lập trình.

Gia Linh được nhận giấy khen của lớp học EDS

Anh Vũ Sơn, bố của Gia Linh cho biết, đến với lập trình, con gái vừa học vừa chơi qua các mô hình chứ không đơn thuần là học kiến thức. Anh xác định tất cả nội dung học lập trình của con không mang tính chất định hướng nghề nghiệp mà để rèn luyện tư duy logic, sáng tạo và giúp con hình dung sơ lược về công nghệ lập trình.

Hồi tháng 10/2023, Gia Linh giành giải Nhất cuộc thi Olympic Tin học Việt Nam 2023 ở mảng lập trình Scartch cho học sinh tiểu học.
“Con từng làm nhiều trò chơi vui nhộn như cá lớn nuốt cá bé, giải mã mê cung và các nội dung liên quan đến khoa học không gian”, Linh nói, cho biết muốn được bố thưởng bằng cách đưa đi mua đồ chơi.

Linh hoạt trong tư duy

Sau khi được tham gia một khóa học lập trình trong kỳ nghỉ hè năm ngoái, Gia Linh sử dụng máy tính, ipad không còn chỉ để chơi game, xem hoạt hình như trước nữa.

“Trước đó, em thường tải các trò chơi khác nhau về máy, có những lúc em dành cả một buổi chỉ để chơi game. Nhưng học xong khóa lập trình, giờ em còn có thể tự làm ra trò chơi của mình, thời gian của em không chỉ tập trung vào việc chinh phục game nữa mà còn có thể chinh phục thêm nhiều điều mới về lập trình. Em thấy ngôn ngữ lập trình rất là hay. Em mong các thầy cô tiếp tục mở khóa nâng cao để có thể theo đuổi đam mê này”, Linh nói.

Gia Linh cùng thầy và các bạn tại lớp học “Xưởng chế tạo Robot”

Sau khi được tham gia một khóa học lập trình trong kỳ nghỉ hè năm ngoái, Gia Linh sử dụng máy tính, ipad không còn chỉ để chơi game, xem hoạt hình như trước nữa.

“Trước đó, em thường tải các trò chơi khác nhau về máy, có những lúc em dành cả một buổi chỉ để chơi game. Nhưng học xong khóa lập trình, giờ em còn có thể tự làm ra trò chơi của mình, thời gian của em không chỉ tập trung vào việc chinh phục game nữa mà còn có thể chinh phục thêm nhiều điều mới về lập trình. Em thấy ngôn ngữ lập trình rất là hay. Em mong các thầy cô tiếp tục mở khóa nâng cao để có thể theo đuổi đam mê này”, Linh nói.

Gia Linh cùng thầy và các bạn tại lớp học “Xưởng chế tạo Robot”

Quan tâm đến việc cho con học ngôn ngữ lập trình từ sớm, chị Nguyễn Phương Nhung – mẹ bé Gia Linh nhìn nhận, việc học từ khi bé vừa giúp trẻ có sự làm quen với những kiến thức mới, vừa giúp chúng có thêm nhiều trải nghiệm, thậm chí khơi dậy niềm đam mê và khả năng của chúng.

Chị Nhung cho hay: “Gia đình tôi không đặt nặng vấn đề là con có thể đạt được đến trình độ nào sau khi học. Mục tiêu chính là để con biết thêm về những điều mới. Nếu con hứng thú thì đó sẽ là một nền tảng tốt cho sự phát triển và những bước đi sau này của con. Hiện tại, tôi muốn con được trải nghiệm những điều mới mẻ mà trước kia khi còn bé, tôi chưa có cơ hội được tiếp cận, để con có thể biết mình có gì, thích gì và muốn làm gì. Từ đó, con sẽ có một nền tảng kiến thức và định hướng đúng đắn để có thể tự tin tạo dựng con đường sự nghiệp của mình trong thời đại kỷ nguyên số”.