Tại tọa đàm “Bật mí kỹ năng giúp con dẫn đầu trong kỷ nguyên của sự thay đổi”, ông Hoàng Nam Tiến – Phó chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT và ông Lewis Readman – Giám đốc học vụ cấp cao Apollo English đã cung cấp góc nhìn đa chiều về các giải pháp giáo dục kỹ năng cho trẻ trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo. Theo các chuyên gia, trong thời đại số, các kỹ năng không thể thiếu đối với trẻ là tiếng Anh, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và kỹ năng mềm…

“Chúng ta cần có kỹ năng mà AI không có”.

Trong đó, giải quyết vấn đề là kỹ năng cần thiết chưa bao giờ thay đổi từ thời sơ khai với con người. Tuy nhiên, dưới tác động của AI – công nghệ có thể thay thế con người trong những công việc mang tính lặp lại, thế hệ trẻ cần có kỹ năng sáng tạo để giải quyết vấn đề và tư duy học hỏi để mở rộng kiến thức.

Đây là khả năng tìm ra giải pháp mới và sáng tạo cho các vấn đề hoặc thách thức. Kỹ năng này không chỉ tập trung vào việc tìm ra lời giải cho vấn đề mà còn khám phá các cách tiếp cận mới, ý tưởng đột phá và phương pháp hiện đại, khoa học. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt, tư duy đột phá, khả năng kết nối thông tin từ các lĩnh vực khác nhau, khả năng nhìn nhận từ nhiều góc độ và tư duy xã hội .

Trong giáo dục hiện đại, gia đình, giáo viên cần trang bị cho trẻ kỹ năng này. Nhìn từ cách giới trẻ tạo nội dung trên mạng xã hội, cha mẹ, nhà giáo dục có thể nhận thấy khả năng thử nghiệm mọi thứ một cách không sợ hãi là điều thúc đẩy sáng tạo.

“Điều chúng ta nên làm để thúc đẩy tư duy sáng tạo là cho phép trẻ mắc sai lầm trong tầm kiểm soát và hỏi hỏi từ những điều đó. Sợ hãi là tác nhân ngăn cản học sinh thử điều mới”.

Ông Hoàng Nam Tiến cũng nhận định, sáng tạo là kỹ năng có thể áp dụng cho tất cả các môn học, lĩnh vực trong cuộc sống, thay vì chỉ dành cho những môn học nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật… 

“Sáng tạo là năng khiếu trời sinh nhưng cũng là phẩm chất cần rèn luyện”. 

Lấy ví dụ từ việc học Toán, diễn giả cho rằng, học sinh cần học toán không phải để làm nghề liên quan đến toán học. Thay vào đó, các em học được cách tư duy logic, giải quyết vấn đề, kiên nhẫn tìm giải pháp… Hay lập trình cũng vậy, học không phải chỉ để làm lập trình viên. Học sinh học code để hiểu yêu cầu đầu vào, đầu ra, dữ liệu, cách làm việc có giới hạn thời gian, quy trình làm từng bước…

“Khi dạy lập trình, tôi rất ngạc nhiên khi các con ra lệnh cho robot giải những bài toán mới lạ. Điều này giúp các con trở thành người khác biệt, thậm chí tách biệt khỏi đám đông, xu hướng để tạo nên điều kỳ diệu”.

Phó chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT nhấn mạnh, việc sáng tạo để trở nên khác biệt là điều không thể thiếu ở thế hệ lớn trên trong thời đại công nghệ. AI, robot có thể làm những việc lặp đi lặp lại quá ba lần tốt hơn con người. Nếu không có sự khác biệt, các bạn có thể bị hòa tan và trở thành người tầm thường trong tương lai.

Tuy nhiên, sau khi quan sát các cuộc thi robot quốc tế do FPT tổ chức, ông Hoàng Nam Tiến nhận thấy, học sinh Việt Nam sáng tạo độc lập tốt nhưng gặp khó khi sáng tạo tập thể. Các em khó phân vai, khai thác thế mạnh của từng người trong nhóm.

“Sáng tạo có thể là khả năng thiên phú, nhưng sáng tạo trong 1 tập thể, phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân là điều phải rèn luyện”.

Trước thách thức trong việc giáo dục kỹ năng cho trẻ, ông Lewis Readman cũng đánh giá, phụ huynh Việt đã chú trọng hơn trong việc phát triển kỹ năng mềm cho trẻ. Các trường học, tổ chức giáo dục cũng nhận thức đây là yếu tố giúp trẻ thành công trong học tập và công việc tương lai.

Tuy nhiên, thị trường chưa có nhiều chương trình giáo dục kỹ năng mềm chuyên sâu cho giáo viên, cha mẹ… Đồng thời, phương pháp giảng dạy ở nhiều cơ sở còn đi theo lối mòn, chưa cập nhật xu hướng mới.

Đồng quan điểm, ông Hoàng Nam Tiến cho rằng, giáo dục một chiều không còn phù hợp với xu hướng xã hội hiện đại. Trẻ cần sự giáo dục năm chiều: nhà trường, phụ huynh, xã hội – bạn bè, AI và bản thân, tức tự học. Theo ông, phụ huynh nên tham gia vào việc dạy trẻ, đồng thời, kết hợp với nhà trường để tạo nên vòng giáo dục toàn diện cho trẻ.

Bố mẹ và thầy cô cần làm gương trong việc học những điều mới. Chúng ta nên học tiếng Anh, học cách sử dụng AI, thậm chí học nghề mới, để tồn tại trong tương lai. Nếu bố mẹ của gen Z và Alpha ko thay đổi, họ sẽ mất việc trước”.

Giám đốc học vụ cấp cao Apollo English chia sẻ một số giải pháp để giáo dục kỹ năng cho trẻ. Các đơn vị đào tạo nên lấy học viên làm trung tâm và thay đổi cập nhật theo hướng giúp trải nghiệm của trẻ hiệu quả hơn.

Đừng quá lo lắng đi tìm cho con câu trả lời cho thử thách tương lai. Điều đó là ẩn số và không ai trong chúng ta có thể biết được. Thay vào đó hãy cùng con chuẩn bị hành trang kiến thức và kỹ năng để con sẵn sàng thích nghi”.

    Đăng ký tại đây




    CAPTCHA ImageChange Image


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *