Thời đại 4.0 hiện nay, phụ huynh ngày càng quan tâm đến các khái niệm giáo dục STEM và giáo dục STEAM. Nhiều người tỏ ra thắc mắc liệu chúng có giống nhau hay không, và hoạt động giáo dục này ảnh hưởng như thế nào đối với học sinh. Hãy cùng EDS – Trường giáo dục số sớm cho trẻ từ 5-15 tuổi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Giáo dục STEM:
STEM là từ viết tắt của Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), và Math (toán học). Theo Trung tâm Truyền thông Giáo dục, STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên việc trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học. Phương pháp này giảng dạy theo cách tiếp cận liên môn, kết hợp các lĩnh vực trên để giúp học sinh áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tế.
2. Giáo dục STEAM:
STEAM giữ nguyên cơ sở của STEM, nhưng thêm vào đó yếu tố Art (nghệ thuật). STEAM là viết tắt của Science, Technology, Engineering, Art, và Math. Mục tiêu của giáo dục STEAM là kết hợp sự sáng tạo nghệ thuật và công nghệ để tạo ra một học hệ toàn diện. Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo dục STEAM là một phương thức nhằm trang bị cho học sinh kiến thức khoa học liên quan đến ứng dụng thực tế, thúc đẩy tư duy tích cực và chủ động thông qua việc giải quyết vấn đề.
3. Vậy STEAM và STEM có khác nhau không?
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, tiến sĩ toán học Trần Nam Dũng, Chủ tịch kỳ thi toán học AMO Việt Nam, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), chuyên gia kiến tạo chương trình STEAM cho ngôi trường này, đồng thời đang là cố vấn chương trình Tài năng toán-STEM (AIMS) Trường Albert Einstein, cho biết: “Về cơ bản giáo hoạt động giáo dục STEM và STEAM giống nhau”.
“Khái niệm khởi đầu là STEM như một cách tiếp cận liên môn trong dạy và học, kết nối các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán. Sau này có nhiều biến thể, trong đó có STEAM, tức là có bổ sung thêm Art (nghệ thuật). Tuy nhiên, theo thói quen ta vẫn dùng STEM. Chương trình của Bộ GD-ĐT cũng ghi là STEM. Tuy nhiên bản chất sẽ là STEAM vì chúng ta luôn chú ý đến tính mỹ thuật của các sản phẩm”, tiến sĩ Trần Nam Dũng nói.
Cả hai hệ thống giáo dục đều nhấn mạnh vào sự tương tác thực tế và khám phá. Học STEM và STEAM không chỉ giới hạn ở các môn học như toán, vật lý, công nghệ, mà còn tập trung vào việc phát triển kỹ năng tư duy, lập luận, logic, và sự sáng tạo. Học sinh không chỉ được học trong phòng thí nghiệm mà còn tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và dự án nghiên cứu.
Học STEM và STEAM giúp học sinh duy trì sự tò mò, biết đặt câu hỏi, và tìm ra cách giải quyết vấn đề. Điều này được thể hiện thông qua các hoạt động như thử nghiệm khoa học, xây dựng mô hình kỹ thuật, và tư duy sáng tạo trong việc giải quyết thách thức thực tế. Giáo dục STEM và STEAM không chỉ giúp học sinh học về kiến thức, mà còn hình thành phẩm chất và năng lực cần thiết cho thế giới ngày nay.