Hiện nay việc giáo dục con cái không chỉ là trách nhiệm của các cơ sở giáo dục mà còn là sứ mệnh và trách nhiệm của cha mẹ. Một trong những xu hướng giáo dục ngày nay là khuyến khích trẻ em học lập trình từ khi còn rất nhỏ. Điều này không chỉ giúp phát triển tư duy logic mà còn mở ra cánh cửa cho sự sáng tạo và khám phá trong thế giới kỹ thuật số.
Bài viết này sẽ chia sẻ một số lưu ý quan trọng cho cha mẹ khi quyết định dành thời gian và nỗ lực để giúp con học lập trình từ sớm. Từ những bước đơn giản như chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp cho đến cách thức tạo môi trường học tập tích cực, bài viết sẽ đề cập đến những khía cạnh quan trọng nhất để tối ưu hóa trải nghiệm học tập của con em và đồng hành cùng các bé trên hành trình khám phá thế giới kỹ thuật số.
1. Thời gian học
Học lập trình cho trẻ em được coi là một kỹ năng thiết yếu và quan trọng. Tuy nhiên, việc này đồng nghĩa với việc trẻ cần phải tiếp xúc với màn hình máy tính, để không tác động tiêu cực đến thị giác của họ, gây ra các vấn đề như cận thị, loạn thị và các vấn đề khác thì chuyên gia khuyến cáo rằng hằng ngày, phụ huynh chỉ nên cho con ngồi trước màn hình máy tính tối đa 2 giờ đồng hồ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác.
Để đảm bảo việc học lập trình được thực hiện hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên hỗ trợ con xây dựng một lịch trình hợp lý. Điều này giúp cân đối thời gian học trong ngày hoặc trong tuần, giảm thiểu thời gian tiếp xúc với màn hình máy tính và đồng thời bảo vệ đôi mắt nhỏ bé khỏi các vấn đề về thị giác có thể phát sinh.
2. Nên đầu tư loại máy tính nào cho con?
Dạy lập trình cho trẻ không đòi hỏi phải sắm một chiếc máy tính có quá nhiều tính năng hay giá trị quá cao. Thay vào đó, chiếc máy tính dành cho bé chỉ cần đủ khả năng sử dụng các ứng dụng văn phòng và có khả năng kết nối Internet tốt là đủ.
3. Theo dõi kết quả học tập
Thực tế, việc tự hướng dẫn con học lập trình tại nhà không phải là điều dễ dàng cho phụ huynh. Thay vào đó, ba mẹ có thể lựa chọn một trung tâm uy tín chuyên giảng dạy về lập trình cho trẻ em. Tuy nhiên, đồng thời, ba mẹ cũng nên duy trì sự theo dõi đối với hoạt động học tập của con trên lớp, không nên phó mặc mọi thứ cho giáo viên ở trường. Việc này giúp phụ huynh có thể hỗ trợ thầy cô kịp thời trong việc chuẩn bị bài giảng hoặc ôn tập bài ở nhà cho con, giúp quá trình học tập của con đạt hiệu quả cao.
4. Kích thích niềm hứng thú cho trẻ
Trẻ em rất dễ thích thú với một bộ môn mới lạ nhưng cũng rất nhanh chán. Trong quá trình học tập để các con luôn có niềm hứng khởi với bộ môn này, ba mẹ cần khuyến khích và động viên con học tập bằng cách thường xuyên hỏi han và khen ngợi khi trẻ hoàn thiện xong một sản phẩm dù dễ hay khó.
Ngoài ra, việc liên kết lập trình với các dự án thực tế và sở thích cá nhân của trẻ sẽ giúp con áp dụng những kiến thức mới vào việc tạo ra những sản phẩm hoặc ứng dụng mang tính cá nhân, từ đó tạo động lực mạnh mẽ và khơi gợi hào hứng. Thông qua việc kết nối lập trình với những sở thích yêu thích, trẻ em có thể cảm thấy hứng thú và ý thức được ý nghĩa của việc họ đang học.
5. Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình và nền tảng phù hợp cho con
Trước khi bắt đầu cho con tìm hiểu về lập trình, ba mẹ cần nghiên cứu kĩ chương trình và nền tảng học tập có phù hợp với trình độp và độ tuổi của con hay không.
Các bé từ 5-6 tuổi:
Việc giảng dạy lập trình cho trẻ cần tập trung vào việc giúp trẻ nhận biết màu sắc và những hình ảnh đơn giản về các con vật, đồ vật. Trong quá trình hướng dẫn lập trình cho trẻ, nên để các giáo viên tạo ra các chuỗi mã code cơ bản để giúp trẻ làm quen với lập trình. Ví dụ, có thể tạo ra hình ảnh của một con robot bằng cách sử dụng các lệnh di chuyển như lên, xuống, trái, phải để vượt qua các chướng ngại vật. Đồng thời, kết hợp với việc sử dụng màu sắc bắt mắt nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.
Các bé độ tuổi 7 – 15 tuổi:
Đây là giai đoạn khi trẻ đã có khả năng đọc và hiểu các phép tính cơ bản. Điều này làm nền tảng cho việc họ dễ dàng hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức lập trình, đồng thời tăng cường khả năng tính toán và logic. Ở độ tuổi này, cha mẹ có thể tham khảo một số trang web giúp trẻ học lập trình, ví dụ như:
- Scratch:
Được phát triển bởi MIT Media Lab, Scratch là một phần mềm cho phép trẻ tự sáng tạo các dự án trực tuyến bằng cách sử dụng khối mã theo ý tưởng của mình.
- Tynker:
Là một ứng dụng dạy lập trình cho trẻ, Tynker giúp trẻ tạo ra trò chơi và chương trình riêng của mình. Tynker được xây dựng dựa trên Scratch, nhưng có giao diện phong phú và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, để trẻ tham gia và học trên Tynker, phụ huynh có thể cần trả một khoản phí nhỏ.
- Code.org:
Là một dự án phi lợi nhuận nhằm giúp trẻ tiếp cận khoa học máy tính một cách tốt hơn. Code.org được ưa chuộng rộng rãi trên khắp thế giới, đặc biệt là trong môi trường giáo dục.
Để tối ưu hóa học lập trình cho con từ sớm, ba mẹ cần tạo môi trường tích cực, khuyến khích sự sáng tạo, và đặc biệt, hỗ trợ khi con gặp khó khăn. Quản lý thời gian màn hình và bảo vệ thị giác cũng là yếu tố quan trọng. Tham gia vào cộng đồng lập trình cho trẻ giúp con gặp gỡ đồng đẳng và phát triển kỹ năng xã hội. Những lưu ý này giúp xây dựng nền tảng tích cực cho hành trang học lập trình của con.
Hy vọng, qua bài viết này của EDS – Trường giáo dục số sơm, ba mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trên và đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất với mong muốn của con mình.