Việc quyết định có nên cấm trẻ em chơi game hay không là một thách thức đối với nhiều phụ huynh đặc biệt là khi đối diện với lo lắng về việc chơi game sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Việc cấm hoàn toàn có thể tạo ra sự hứng thú hoặc làm tăng sự quan tâm của trẻ, trong khi quản lý một cách tích cực và có chiến lược có thể giúp trẻ học cách sử dụng công nghệ một cách an toàn và có ích. Để giải đáp thắc mắc đó, EDS sẽ đưa ra một số điểm để phụ huynh có thể đưa ra các quyết định dễ dàng hơn.

1. Lợi ích và tác hại của việc chơi game

1.1. Lợi ích 

  • Việc tiếp xúc với những trò chơi hấp dẫn, mang tính khám phá phiêu lưu với những hình ảnh, đồ họa đẹp mắt, cuốn hút sẽ kích thích khả năng suy nghĩ, tưởng tượng của các em. Các trò chơi điện tử hiện nay bao gồm nhiều cấp độ, đi lên từ dễ đến khó và điều này đòi hỏi các em phải động não tìm ra lời giải cho mình. Chính những trò chơi như vậy sẽ khiến các em phải tư duy, giải quyết vấn đề cần thiết cho học tập và đời sống
  • Một số trò chơi điện tử yêu cầu trẻ phải giao tiếp và hợp tác với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ và giành chiến thắng. Thông qua quá trình này, trẻ sẽ học được cách giao tiếp, cởi mở hơn với người khác và khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm.
  • Chơi game còn có thể giúp bé tăng khả năng tập trung, nâng cao khả năng định hướng và nắm bắt các thông tin xung quanh. Điều này sẽ giúp cho bé phát triển khả năng nghe đọc và rèn luyện tư duy.

1.2. Tác hại

  • Nếu trẻ ngồi chơi game quá lâu, trong hàng giờ đồng hồ mà không vận động sẽ tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như béo phì, đau lưng, mỏi cổ,.. Thêm nữa, việc quá tập trung vào thực hiện theo các thao tác trong trò chơi lặp đi lặp lại nhiều lần còn làm tăng nguy cơ cao bị tổn thương gân ở các ngón tay. Chơi game trong phòng thiếu ánh sáng, ngồi gần máy tính quá lâu sẽ làm mắt bị mỏi và dẫn đến tình trạng bị cận thị nặng.
  • Khi chơi những trò chơi không phù hợp với độ tuổi, có hại với trẻ nhỏ, đặc biệt là các game bạo lực, chứa nhiều hình ảnh ghê rợn có thể tác động mạnh đến tư tưởng của trẻ. Lâu dần, tâm sinh lý của bé bị thay đổi, có hướng trở nên dễ cáu gắt, bạo lực và nổi loạn. Nghiêm trọng hơn nữa là bé trở nên nghiện game, bỏ bê việc học, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

2. Nên cho trẻ chơi điện tử thế nào cho phù hợp

Phụ huynh có thể lựa chọn những trò chơi phù hợp với lứa tuổi và khả năng của trẻ. Những trò chơi có tính giáo dục, logic, và sáng tạo có thể tăng cường khả năng tư duy và kỹ năng xã hội. Đồng thời, giám sát và kiểm soát nội dung giúp bảo đảm rằng trẻ đang tiếp xúc với nội dung tích cực và an toàn.

Ngoài ra, việc quyết định về thời lượng chơi là quan trọng, xác định một giới hạn thời gian hợp lý giúp trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động khác, như học tập, vận động thể chất, và tương tác xã hội. Sự đa dạng trong các hoạt động giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

3. Giải pháp cho trẻ nghiện game

Ngoài lựa chọn loại game phù hợp và điều chỉnh thời lượng chơi game của trẻ thì tìm kiếm các hoạt động thay thế là một cách tốt để giảm thiểu sự phụ thuộc vào game. Việc khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vận động, nghệ thuật, hay đọc sách có thể tạo ra những trải nghiệm mới và thú vị, giúp trẻ mở rộng sự đa dạng trong cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ và giao tiếp mở cửa giữa bố mẹ và trẻ là chìa khóa quan trọng. Bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân sau nghiện game, lắng nghe ý kiến của trẻ và cùng nhau tìm ra giải pháp phù hợp. Sự thấu hiểu và hỗ trợ từ gia đình có thể giúp trẻ vượt qua tình trạng nghiện game và phát triển một môi trường sống lành mạnh hơn.

    Đăng ký tại đây




    CAPTCHA ImageChange Image


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *